Kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh bằng máy ảnh Canon 60D

Chủ Nhật, 04/10/2015, 21:24 GMT+7

Xem thêm video Kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh bằng máy ảnh Canon 60D:

EOS 60D-Nghệ thuật chụp ảnh mới

Được thiết kế để bạn có thể chụp những tấm ảnh hoàn hảo, sự kết hợp giữa bộ cảm biến tối tân và bộ xử lý hình ảnh của EOS 60 cho phép bạn chụp hình với tốc độ 5,3fps. Tốc độ màn trập đạt 1/8000 giây đảm bảo rằng không một cảnh nào có thể qua khỏi tầm ngắm của bạn.

  • Bộ cảm biến CMOS kích thước APS-C 18.0 megapixels
  • Màn hình LCD đa góc ngắm rộng 3-inch
  • Tính năng xử lý hậu kỳ trên máy

Bộ cảm biến hình ảnh 18-megapixel

Được trang bị thiết bị cảm biến hình ảnh CMOS kích thước APS-C 18 megapixel công nghệ cao và thiết bị xử lý hình ảnh DIGIC 4 mạnh mẽ, chiếc máy ảnh EOS 60D luôn dẫn đầu trong torng việc tạo ra các màu sắc hoàn hảo nhất và sắc nét đến chi tiết nhỏ nhất. Tính năng giảm nhiễu đặc biệt sẽ giúp bạn tái tạo các hình ảnh ưa thích với độ mịn cao hơn, thậm chí ngay cả trong những điều kiện chụp ảnh ánh sáng yếu.

Màn hình LCD xoay linh hoạt rộng 3-inch

Bạn có thể tận hưởng cảm giác thoải mái bố cục ảnh với nhiều góc ảnh khác nhau với màn hình xoay linh hoạt rộng 3 inch. Màn hình xoay đa chiều (540°), kết hợp với độ phân giải cao 1.04 triệu điểm ảnh sẽ giúp bạn thoát khỏi các nguyên tắc chụp hình truyền thống bằng cách chụp từ những góc đặt máy thách thức trước đây

Xử lý hậu kỳ trên máy

Với một loạt các tính năng xử lý hậu kỳ bao gồm các bộ lọc sáng tạo, cân bằng trắng, kiểu ảnh, độ sáng, bạn sẽ nhấn mạnh được trạng thái cảnh để phù hợp với mọi cảnh. Bạn có thể trau chuốt các tấm hình một cách linh hoạt ở mọi lúc, mọi nơi mà không phải sử dụng các chương trình sửa ảnh bên ngoài nữa.

Các điểm mạnh của Canon EOS 60D:

  • Chất lượng ảnh khá.
  • Khả năng lấy nét nhanh.
  • Độ phân giải cảm biến 18MP, cho phép rửa ảnh chất lượng lên đến 45 x 30.
  • Tích hợp khả năng kích flash không dây.
  • ISO khả dụng từ 100 - 6400 (mở rộng 12,800), cho chất lượng ảnh khá.
  • Màn hình lật xoay linh hoạt.
  • Cải tiến chế độ quay film với khả năng tùy chỉnh độ phơi sáng (Av - Tv- ISO).
  • Tốc độ chụp tối đa lên đến 1/8000s.
  • Pin có thời gian sử dụng cao nhất nhì trong các dòng máy Canon hiện tại (~ 1500 shots).
  • Tính phổ biến của máy ở thị trường nên dễ mua đi bán lại.

Vài điểm chưa tốt của 60D:

  • Body làm bằng nhựa nên có cảm giác không cứng cáp như đàn anh 50D hay các đối thủ cùng cấp.
  • Không có đèn trợ nét trong điều kiện ánh sáng yếu (trừ khi bật built-in flash).
  • Lấy nét chậm khi chụp ở màn hình Live View.
  • Chỉ có 1 khe thẻ nhớ.

> Máy ảnh Canon 60D

Mách bạn kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh đẹp với máy ảnh Canon 60D không thể bỏ qua

  • Tạo chiều sâu cho bức ảnh

Khi bạn chụp một bức ảnh phong cảnh, hãy thử tạo cảm giác về chiều sâu cho bức ảnh đó bằng cách lấy nét nhiều yếu tố khác nhau trong hình ảnh. Để làm điều này bạn cần phải sử dụng một khẩu độ nhỏ, từ f/16 - f/22 bởi vì khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh sẽ càng lớn.

Bạn nên đặt máy ảnh trên một chân máy để tránh máy bị rung khi chụp và cũng cần lưu ý rằng, khi sử dụng khẩu độ nhỏ hơn có nghĩa ánh sáng sẽ ít hơn khi đi vào thấu kính do đó bạn cần bù sáng cho ảnh bằng cách tăng giá trị ISO hoặc kéo dài tốc độ màn trập, hoặc cả hai.

  • Sử dụng ống kính góc rộng

Ống kính góc rộng khá được ưa chuộng khi sử dụng chụp ảnh phong cảnh, giúp có được góc nhìn rộng hơn mang lại cảm giác không gian được rộng mở. Chúng cũng vẫn giúp mang đến chiều sâu cho hình ảnh và cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn vì có nhiều ánh sáng hơn. Chụp ảnh ở khẩu độ f / 16 sẽ làm cho cả chủ thể phía trước và nền phía sau được sắc nét. Hãy nhớ và thử áp dụng để thấy những góc độ thú vị của những bức ảnh.

  • Sử dụng bộ lọc (Filter)

Để có được những bức ảnh phong cảnh tuyệt vời nhất, bạn có thể sử dụng hai filter. Bộ lọc phân cực giúp mang lại bầu trời xanh sâu hơn và tương phản với màu trắng của những đám mây. Bộ lọc cường độ trung bình ND (Neutral Density Filter) giúp giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính của máy ảnh nhưng không làm thay đổi cân bằng màu sắc. Điều này rất hữu ích vào những ngày trời sáng, khi máy ảnh không thể điều chỉnh tốc độ màn trập chậm (khi bạn muốn chụp sự chuyển động của bầu trời hoặc nước chẳng hạn).

  • Chụp chuyển động

Nếu bạn đang muốn chụp một dòng nước đang chảy, bạn có thể tạo hiệu ứng nước trắng tuyệt đẹp bằng cách đặt độ phơi sáng dài. Có hai cách để làm điều đó bạn có thể áp dụng. Một là sử dụng chế độ Tv hoặc S, chọn độ phơi sáng là 2 giây hoặc lâu hơn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng chế độ AV (Aperture-Priority) và chọn một khẩu độ nhỏ như f / 32 (đòi hỏi nhiều ánh sáng hơn). Nếu bạn chụp với ánh sáng ban ngày, bạn phải sử dụng một bộ lọc ND để giảm lượng ánh sáng va vào máy ảnh, và bằng cách này, máy ảnh sẽ có thời gian màn trập lâu hơn. Một Tripod trong trường hợp này cũng rất cần thiết để đảm bảo độ sắc nét cho ảnh chụp.

  • Sử dụng mặt nước như một tấm gương lớn

Nước trong ánh sáng dịu có thể tạo ra các hiệu ứng phản chiếu rất đẹp. Bạn nên áp dụng loại ảnh này vào trong hai “giờ vàng” đó là thời điểm giờ đầu tiên sau khi mặt trởi mọc và giờ cuối cùng trước lúc mặt trời lặn.

Bạn nên đặt máy ảnh trên một tripod và thiết lập chế độ TV hoặc S (Shutter-Priority). Chọn tốc độ màn trập chậm, máy sẽ đặt khẩu độ phù hợp. Nếu bạn muốn có được hình ảnh sắc nét, bạn có thể đẩy ISO lên mặc dù ISO 125 là một mức khá tốt.

  • Đừng quên yếu tố con người

Một bức ảnh phong cảnh không có nghĩa chỉ bao gồm cảnh và những vật vô tri vô giác, bạn đừng quên yếu tố con người có thể giúp mang lại một bức ảnh hoàn mỹ.

Sự xuất hiện của một đứa trẻ dễ thương hoặc một cô gái xinh đẹp bên những bông hoa. Bạn có thể áp dụng quy tắc 1/3 và sắp xếp bố cục đặt con người lệch tâm để tạo được hiệu quả tốt nhất. Chọn một tốc độ màn trập nhanh, nếu bạn muốn “đóng băng” hình hoặc một tốc độ màn trập chậm hơn nếu bạn muốn chụp sự chuyển động.

  • Sử dụng quy tắc một phần ba

Theo đó quy tắc này mách bạn hãy tưởng tượng ra bốn đường kẻ, hai đường theo chiều ngang và hai đường theo chiều dọc để tạo ra chín ô trên hình ảnh.

Trong một vài trường hợp, việc đặt chủ thể chính ở vị trí trung tâm có thể giúp mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên bạn có thể thử sử dụng quy tắc 1/3 với việc đặt chủ thể lệch tâm tại những điểm giao cắt của các đường thẳng (còn được gọi là “Điểm mạnh”) sẽ giúp tạo được một bố cục hài hòa và dễ chịu với góc nhìn.

  • Các cài đặt bạn nên áp dụng

Khi chụp ban ngày bạn có thể sử dụng một khẩu độ nhỏ hơn f / 22 để chụp hình ảnh được chi tiết và cực kì sắc nét. Nếu bạn muốn bắt chuyển động của nước hoặc của con người hay các con vật, hãy dùng filter để giảm lượng ánh sáng đi vào và thử nghiệm với tốc độ màn trập. Với dòng nước chảy bạn chọn phơi sáng ít nhất 2 giây, còn chụp sự chuyển động của con người hay động vật hãy bắt đầu với tốc độ màn 1/60. Bạn nên luôn sử dụng chân máy cho việc chụp phong cảnh.

  • Thiết bị nên dùng

Khi chụp dưới ánh nắng bạn nên dùng một nắp đậy ống kính để tránh bị cháy sáng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một bộ lọc cường độ trung bình ND hoặc bộ lọc phân cực để giảm sự phản xạ và làm nổi bật bầu trời.

Như đã đề cập ở phần trên, một chân máy là thiết bị cần thiết nếu bạn muốn chụp những bức hình sắc nét hay chụp chuyển động. Việc sử dụng đèn flash sẽ giúp các vùng tối được sáng hơn khi chụp phạm vi gần.

Với nhiều người, chụp phong cảnh đã trở thành niềm đam mê không thể từ bỏ. Với loại hình nhiếp ảnh này, bạn có thể dành cả ngày trời và đắm mình vào thiên nhiên. Bạn cũng cần rèn luyện tính kiên nhẫn bởi có khi phải đợi chờ rất lâu để có được điều kiện về ánh sáng và bố cục ưng ý và cũng không được nản lòng khi mọi thứ không được như mình mong muốn.

Nhiều bức ảnh chụp phong cảnh tuyệt đẹp đã được chủ nhân của nó dành nhiều thời gian và công sức mới có được và những bức hình đó xứng đáng với những gì bỏ ra. Hy vọng những kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh đẹp vừa giới thiệu trên đây cùng sự kiên nhẫn thực hành sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng và tạo ra được những bức ảnh ấn tượng của riêng mình.

Những lỗi cơ bản trong chụp ảnh phong cảnh

Phong cảnh với vẻ đẹp của chúng luôn là một chủ đề vô tận và phổ biến nhất của nhiếp ảnh. Tuy nhiên trong quá trình chụp ảnh phong cảnh, có những “cạm bẫy” mà có thể cả những nhiếp ảnh gia có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể mắc phải.

  • Đường chân trời lệch

Một số người rất giỏi trong việc cầm, giữ máy ảnh nhưng một số khác thì lại không. Giữ được đường chân trời thẳng từ một góc độ khác thường là điều không hề dễ dàng. Nếu như không giữ được đúng, rất có thể bạn phải xoay và crop lại ảnh sau khi chụp, đồng nghĩa với việc một số phần hình ảnh đẹp rất dễ bị cắt xén đi, vì vậy cần hạn chế để xảy ra tình trạng này.

Cách khắc phục: Cách dễ dàng nhất để tránh lỗi này là dùng một mức phẳng để đo với máy ảnh cho ổn định. Hiện nay nhiều dòng máy kỹ thuật số có chế độ hiển thị trong kính ngắm hoặc chiếu trên màn hình LCD, bạn hãy kiểm tra để tránh hiện tượng lệch đường chân trời này.

  • Tiền cảnh hoặc đường chân trời không rõ nét

Ngoài những trường hợp người chụp muốn chụp sáng tạo thì phần lớn những bức ảnh chụp phong cảnh đều cần đến độ sâu trường ảnh (DOF) lớn với tiền cảnh và đường chân trời rõ nét. Điều này có thể có được nhờ đặt khẩu độ nhỏ và khoảng cách hợp lý. Theo cách truyền thống, các nhiếp ảnh gia thường tập trung vào hyperfocal distance – khoảng cách từ ống kính đến tiêu điểm, phần lớn độ sâu trường ảnh được tạo ra tại đây. Lấy nét vào điểm này sẽ đảm bảo không có DOF bị lãng phí do khoảng cách quá xa và mở rộng vùng sắc nét đến dưới đường chân trời. nó cũng tránh những hạn chế DOF bằng cách tập trung vào những vật thể rất gần.

Những người đam mê phong cảnh hiện nay vẫn sử dụng những ứng dụng điện thoại như DOF Master hoặc TackSharp để tìm ra những khoảng cách nên lấy nét cho sự kết hợp giữa máy ảnh, ống kính và khẩu độ. Ngoài ra khoảng cách hyperfocal cũng có thể được ước lượng và ống kính máy lấy nét vào một điểm ở 1/3 khoảng cách tính đến cảnh vật.

  • Ảnh bị mờ

Sử dụng Khẩu độ nhỏ trong khi vẫn giữ độ nhạy thấp để ghi lại tối đa các chi tiết sẽ đi cùng tốc độ màn trập chậm. Hệ quả của nó chính là rất dễ khiến cho máy ảnh bị rung và xuất hiện hiện tượng bị mờ.

Cách khắc phục: Trong trường hợp này cách tốt nhất và cũng đơn giản nhất là đặt máy ảnh trên giá đỡ thật chắc chắn, hãy treo túi nặng vào giữa 3 chân đỡ của Tripod sẽ giúp cho chân máy cân bằng hơn.

  • Tiền cảnh trống trải

Khi bạn nhìn vào một bức hình phong cảnh, thường thì mắt chúng ta có xu hướng chú ý vào những chủ thể chính và nổi bật và bỏ qua các khu vực không được chú ý. Tuy nhiên nếu một bức ảnh hầu như không có điểm gì nổi bật ở tiền cảnh sẽ khiến người xem có cảm giác quá xa xôi với những điểm đáng chú ý trong bức hình.

Trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách bổ sung thêm những vật thể khác vào phần tiền cảnh, đó có thể là một vài tảng đá, một bó hoa,… bạn sẽ nhận thấy chúng thực sự hữu ích bổ trợ cho cảnh chính.

  • Ánh sáng mờ

Để có được ánh sáng chất lượng thích hợp cho một buổi chụp hình, các nhiếp ảnh gia có thể phải đợi nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí là cả tháng trời hoặc cả mùa. Chất lượng ánh sáng mang đến sự khác biệt rất lớn cho một hình ảnh, mang lại màu sắc, sức sống, giúp nổi bật những đường nét của đất…Ngược lại, ánh sáng và bầu trời u ám lại có thể tạo ra những hình ảnh nhàm chán thiếu sức sống.

Tuy nhiên ngay cả những nhiếp ảnh gia nhiệt tình nhất không phải ai cũng có thời gian để chờ đợi thời gian dài như vậy chỉ để có được ánh sáng phù hợp. Điều đó có nghĩa rất có thể họ sẽ chụp trong bất cứ điều kiện thời tiết hay ánh sáng nào.

Cách khắc phục: Một cách để đối phó với ánh sáng mờ là chuyển sang chụp ảnh đen trắng. Bạn nên chụp ảnh bằng định dạng RAW hoặc cả RAW và JPEG, đồng thời thiết lập máy ảnh sang chế độ đơn sắc cho phép bạn xem các cảnh chụp đen trắng mà vẫn có cảnh đầy đủ màu sắc để chuyển đổi.

  • Bóng nặng

Ngược với ánh sáng mờ chính là những bức hình chụp với ánh sáng mạnh, điều đó mang đến một vấn đề đó là bóng đổ quá sâu và khắc nghiệt.

ách khắc phục: Gần như một quy luật rằng bạn nên chụp ảnh phong cảnh vào những lúc ánh sáng yếu hơn như sáng sớm hoặc chiều tàn, đó là những thời điểm mặt trời nằm ở góc tương đối thấp với bóng dài, ánh sáng mềm

  • Bầu trời trống trơn, mặt đất nhạt màu

Một trong những vấn đề thường thấy với chụp ảnh phong cảnh là bầu trời thường sáng hơn phần đất phía dưới và nhiều máy ảnh chỉ có khả năng ghi lại chi tiết một trong số đó.

Trong nhiều trường hợp, mặt đất có thể được phơi sáng đúng nhưng bầu trời lại như bị tẩy xóa rất nhàm chán. Ngược lại, bầu trời có thể rất tuyệt vời nhưng nhưng tiền cảnh lại thiếu sáng và ảm đạm.

Cách khắc phục: Cách truyền thống để giải quyết vấn đề này là sử dụng một bộ lọc ND. Hoặc chụp 2 shot ảnh với độ phơi sáng khác nhau và kết hợp thành 1 shot ảnh có bầu trời của ảnh này và phần đất của ảnh còn lại. Ngoài ra, 1 số nhiếp ảnh gia cũng sử dụng kỹ thuật HDR để kết hợp vài ảnh chụp với độ phơi sáng khác nhau.

  • Dùng bộ lọc ND quá rõ ràng

Như đã nói ở trên, bạn có thể dùng ảnh kết hợp kỹ thuật để ghi lại chi tiết trên bầu trời và mặt đất, tìm ra nơi đặt vị trí chuyển tiếp để có thể kết hợp ảnh. Tuy nhiên, những vật thể như cây cối, tòa nhà hoặc núi đồi sẽ có độ phơi sáng khác nhau nếu bạn kết hợp theo cách này.

Cách khắc phục: Lỗi chụp ảnh phong cảnh này khó có thể ngụy trang với ND filter có mức chia độ nhẹ, nên các biện pháp kỹ thuật số sẽ chỉ hiệu quả nếu người chụp ảnh cẩn thận với lựa chọn ảnh để kết hợp.

  • Bố cục ảnh kém

Với một cảnh đẹp, bạn sẽ rất muốn lưu lại ngay những hình ảnh này, tuy nhiên để chụp ảnh phong cảnh đẹp lại không đơn giản như vậy, bạn vẫn cần cân nhắc cẩn thận. Bạn cần nhìn bao quát xung quanh để tìm được gón chụp đẹp nhất để nắm bắt những phần thú vị nhất.

Kỹ thuật chụp ảnh: Bên cạnh những khung cảnh được lấy nét và sử dụng bố cục đối xứng, một quy tắc được nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng trong chụp phong cảnh là quy tắc 1/3. Theo đó chia khung hình thành 9 phần bằng nhau với 3 đường ngang và 3 đường kẻ dọc, bạn hãy đặt trọng tâm ảnh vào giao điểm các đường kẻ.

Nhiều máy ảnh có sẵn tùy chọn xem trước cảnh với lưới theo quy tắc này trên màn hình LCD, một số dòng được hiển thị trên kính ngắm có thể hỗ trợ cho bạn trong quá trình chụp hình.

  • Các chi tiết mờ nhạt

Mặc dù khẩu độ nhỏ sẽ tăng độ sâu trường ảnh, những vùng sắc nét trong ảnh, nó cũng làm tăng ảnh hưởng của nhiễu xạ. Khẩu độ càng nhỏ, tỉ lệ tia sáng bị uốn cong càng lớn và ảnh càng mờ.

Kỹ thuật chụp ảnh: Ảnh hưởng của nhiễu xạ có thể khắc phục bằng cách dùng thiết lập khẩu độ lớn hơn 1 hoặc 2 so với giá trị nhỏ nhất có thể; hoặc tìm ra khẩu độ tối ưu là bao nhiêu bằng cách chụp cùng 1 vật với khẩu độ khác nhau. Tiêu điểm ảnh nào rõ nét nhất sẽ cho biết khẩu độ tối ưu của ống kính.

Hy vọng với những thông tin trên thì việc chụp được một bức ảnh phong cảnh đẹp với chiếc máy ảnh Canon 60D sẽ không còn khó khăn nữa.Chúc bạn thành công

Mua bán Máy ảnh Canon 60D ở đâu?

Mua bán Máy ảnh Canon 60D tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Canon 60D

Nguồn : http://muabannhanhmayanh.com/ky-thuat-chup-anh-phong-canh-bang-may-anh-canon-60d/43885

Tags: Máy ảnh Canon 60D, Canon 60D, Máy ảnh, Thông tin Canon EOS 60D, Những nét mới ở Canon EOS 60D, Canon, Máy ảnh Canon, Kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh, chụp ảnh phong cảnh bằng máy ảnh canon 60D, Mách kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh đẹp
NhanhDeDang.com.vn / Quảng cáo trực tuyến
Tags: Máy ảnh Canon 60D, Canon 60D, Máy ảnh, Thông tin Canon EOS 60D, Những nét mới ở Canon EOS 60D, Canon, Máy ảnh Canon, Kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh, chụp ảnh phong cảnh bằng máy ảnh canon 60D, Mách kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh đẹp
NhanhDeDang.com.vn / Quảng cáo trực tuyến